VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Quảng cáo

Tìm hiểu kỹ thuật ghép cây bơ đơn giản dễ thực hiện

Hướng dẫn kỹ thuật ghép bơ

Quảng cáo

Ghép bơ là một kỹ thuật quan trọng trong quá trình nhân giống và canh tác cây bơ, nói chung ghép bơ không khó nhưng quan trọng là phải làm nhiều lần sẽ “quen tay” và đạt tỷ lệ thành công cao. Bài viết hôm nay Tiến Đạt Ban Mê sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật này. (Lưu ý: bài viết chỉ giới thiệu kỹ thuật ghép nêm trên cây ươm thực sinh hoặc cây con đã trồng ra đất, đối với cây trưởng thành, kỹ thuật ghép cải tạo sẽ trình bày ở một bài viết riêng)

Hướng dẫn kỹ thuật ghép bơ
Hướng dẫn kỹ thuật ghép bơ

1. Vì sao phải ghép bơ thay vì trồng từ hạt

Cây bơ nói riêng và hầu hết các loại cây ăn quả khác, chủ yếu đậu quả thông qua thụ phấn chéo, tức là hoa của cây mang quả sẽ được thụ phấn từ một cây khác. Điều này tạo ra sự lai tạo nhất định, cây con trồng từ hạt sẽ chỉ giữ lại một phần đặc tính của cây mẹ. Có thể phát sinh thêm các đặc tính tốt, nhưng cũng có thể là đặc tính xấu.

Do đó, để tạo nên sự ổn định trong canh tác, đảm bảo việc tiêu thụ thành phẩm. Hầu hết người ta sẽ nhân giống cây trồng bằng các phương pháp vô tính: Ghép cành, ghép chồi, chiết cành, nuôi cấy mô… để bảo đảm giữ được 100% ưu điểm của cây mẹ.

Cây bơ cũng không ngoại lệ, các phương pháp nhân giống chính là ghép, chiết cành (ít thực hiện), nuôi cấy mô (chi phí cao). Riêng phương pháp ghép lại chia ra thành ghép nêm chồi và ghép mắt. Bài viết hôm nay sẽ chủ yếu nói về cách ghép nêm chồi.

2. Ghép nêm chồi là gì? Cách chọn chồi bơ để ghép như thế nào?

Ghép nêm hay ghép nêm chồi là phương pháp sử dụng chồi ghép được vát 2 phía thành hình như cái nêm. Phần nhọn giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa mắt ghép và gốc ghép. Đồng thời giúp cho trồng được giữ cố định trên gốc ghép. Hầu hết cây ăn quả khi ghép đều sử dụng phương pháp nêm chồi

Đối với cây bơ, chồi để ghép nên lựa chọn từ những cây khỏe mạnh, có đặc tính tốt về thương mại. Như cơm dẻo, độ sáp cao, thu hoạch trái vụ, quả bảo quản được lâu, thích nghi với nhiều khí hậu thổ nhưỡng khác nhau. Một số giống bơ phổ biến hiện nay đáp ứng được các tiêu chuẩn trên có thể kể đến là: Giống bơ 034, giống bơ booth 7, giống bơ hass, giống bơ cuba…

Về yêu cầu chi tiết, bà con nên chọn chồi bơ ở phần ngọn, không quá già, không quá non (còn gọi là chồi bánh tẻ), trên chồi có sẵn nhiều mầm hạt gạo (mầm ngủ). Đường kính chồi phải tương đương với gốc ghép

Ghép nêm là gì? Kỹ thuật ghép nêm chồi
Ghép nêm là gì? Kỹ thuật ghép nêm chồi

Quảng cáo

3. Chuẩn bị các dụng cụ ghép bơ

  • Dao ghép: Nên chọn loại dao lưỡi mỏng, sắc, tạo vết cắt ngọt nhất có thể, hạn chế làm tổn thương mô thực vật. Có thể mua dao ghép chuyên dụng tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp, hoặc tận dụng dao rọc giấy, dao lam
  • Dây ghép: Dùng loại dây nilon mỏng, có độ đàn hồi, nếu số lượng cây ghép ít, bà con cũng có thể tận dụng các loại túi nilon có sẵn ở nhà (cắt thành đoạn dài, chiều rộng 2-3cm)
  • Túi nilong nhỏ, dây buộc

4. Tiến hành ghép bơ

Như đã nói ở phần giới thiệu, bài viết này chủ yếu đề cập đến phương pháp ghép nêm trên cây bơ thực sinh ươm hạt hoặc cây con đã trồng ra đất. Vị trí ghép thường là đầu ngọn, nơi có tiết diện (diện tích mặt cắt) tương đương với phần chồi ghép.

  • Sau khi chọn được vị trí phù hợp trên gốc ghép, tiến hành dùng dao ghép cắt ngang dứt khoát, sau đó chẻ dọc chính giữa xuống khoảng 1,5 – 2cm.
  • Phần chồi ghép vặt sạch lá, cắt thành những đoạn 3-5cm, mỗi chồi có ít nhất 3-4 mắt ngủ
  • Vát phần dưới của chồi thành hình cái nêm nhọn, phần nhọn tương đương với chiều dài vết chẻ trên gốc ghép
  • Đặt chồi vào vết chẻ thật dứt khoát, tránh rút ra cắm lại nhiều lần.
Cách ghép chồi cây bơ
Cách ghép chồi cây bơ
  • Nếu đường kính gốc ghép to hoặc nhỏ hơn đường kính chồi ghép, thì phải đảm bảo ít nhất 1 bên có sự liền mạch về phần vỏ giữa gốc và chồi
  • Một tay giữ cố định chồi và gốc ghép, tay còn lại quấn dây ghép từ dưới lên trên, nên quấn phủ cả toàn bộ chồi ghép. Chú ý vị trí ghép nên quấn nhiều vòng hơn để giữ cho chồi cố định tốt hơn
  • Sau khi quấn chồi, bà con dùng túi nilon mỏng đã chuẩn bị sẵn, chụp lên toàn bộ chồi và mắt ghép, dùng dây buộc phần miệng. Mục đích là để giữ ẩm cho chồi, tránh mất nước cũng như hạn chế được nấm bệnh, côn trùng trong thời gian đầu

5. Chăm sóc cây bơ ghép

  • Tùy theo khí hậu cũng như sức sinh trưởng của gốc ghép, khoảng 15-25 ngày sau, các mắt ngủ ở chồi ghép sẽ bắt đầu phát triển và đâm xuyên qua dây ghép, lúc này bà con có thể tiến hành tháo túi nilon chụp bên ngoài
  • Đối với cây ươm hạt trong môi trường vườn ươm cây giống, cần chú ý đến vị trí đặt cây. Nên đặt ở nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Đối với cây đã trồng ra đất, nên dọn thông thoáng xung quanh gốc, hạn chế nấm bệnh, côn trùng tấn công chồi, đồng thời cũng phải chú ý đến các va đập vật lý làm tổn thương đến chồi non, mắt ghép…
  • Thường xuyên kiểm tra cây, bảo đảm cây được cung cấp đủ nước, tránh làm chồi bị khô héo
  • Sau khoảng 30-45 ngày, chồi mọc từ các mắt ngủ đạt chiều dài 5cm, tiến hành tỉa bớt, chỉ giữ lại 1-2 chồi khỏe mạnh nhất
  • Theo dõi ở phần gốc ghép để loại bỏ các chồi vượt mọc lên, giúp cây tập trung dinh dưỡng để nuôi chồi ghép
  • Khi lá đã thuần thục, chuyển sang màu xanh đậm, vết ghép liền mạch, có thể dùng dao lam rạch và tháo dây ghép. Chỉ nên tháo dây ghép khi thấy dấu hiệu vỏ cây bị bó cứng. Tháo quá sớm có thể làm chồi bị gãy do cách mạch dẫn chưa thực sự liền với nhau
  • Trong suốt quá trình chăm sóc cây bơ ghép, nên tiến hành phun thuốc phòng trừ nấm bệnh, phòng trừ côn trùng chích hút định kỳ, đặc biết là giai đoạn cây ra đợt lá non mới
Sử dụng túi nilon che chồi ghép giai đoạn đầu
Sử dụng túi nilon che chồi ghép giai đoạn đầu

6. Mua cây giống bơ ghép

Như vậy, qua hướng dẫn vừa rồi, hy vọng bà con đã có thể tự thực hiện được kỹ thuật ghép bơ. Trường hợp chưa thực sự tự tin hoặc không có nhiều thời gian. Có thể mua ngay các giống bơ ghép đạt chuẩn tại vườn ươm của chúng tôi. Hiện có sẵn các giống bơ: bơ 034, bơ booth 7, bơ hass, bơ cuba, bơ pinkerton, bơ reed…. và nhiều giống cây trồng khác. Hân hạnh được phục vụ – Mọi chi tiết xin liên hệ

Vườn Ươm Cây Giống Tiến Đạt Ban Mê
Địa chỉ: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Cửa hàng: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Điện thoại tư vấn: 0944 333 855 – 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Quảng cáo

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

Chat Zalo